Tập thở, lấy hơi, là một trong những kỹ thuật cần thiết cho người mới tập sáo. Con người không phi phàm, để giữ hơi thở cho thật lâu như ý muốn, bạn phải có sự kiên trì để cơ thể dần dần thích nghi.
Tập thở rất quan trọng, có khi bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để tập, nhưng nhớ là không không nên tập một cách thái quá, vì bạn sẽ mau cảm thấy chán nản.
Cách tập:
Chống 2 tay bên hông , thở vô chậm chạp, trong khi đó đếm thầm 1-2-3-4- và ghi chú là hơi thở đẩy mạnh từ 2 bên hông, mà bạn cảm thấy trên bàn tay. Khi hơi thở đầy buồng phổi rồi, giữ hơi thở lại, đếm từ 1 đến 4, rồi thả lõng hơi thở ra, và đếm đến 4, tất cả những khi bạn đếm, đều là đếm thầm trong đầu bạn nhé. Tập như thế cho mỗi ngày, trước khi tập vô sáo, sau 2 tuần có thể nâng số đếm lên 6-7 và cao hơn, nhưng cũng đừng hấp tấp, thái quá, vì mỗi người mỗi khả năng, dung lượng cơ thể tiếp thu hơi khác nhau. Và khi bạn từ từ tập đều, sẽ nâng cao trình tự của bạn khá hơn. Trong trường hơp này, thì con số được nâng cao là trong mục tiêu của bạn, dầu gì đi nữa nếu cố gắng cật lực, cũng có hiệu quả trong những bài tập sau.
Nếu bạn là người trưởng thành, thì lối tập cũng khác với trẻ em khi bắt đầu tập thở, trẻ em không thể tập cách thức như người lớn, trẻ em không thể thở mạnh, giữ hơi, như người lớn. Cho người mới bắt đầu tập, tôi có khuynh hướng chỉ dẫn cho bước đầu tiên, để người tập dễ quan sát, thực tập, nhưng sau nầy, bạn sẽ không cần .
Như người lớn, buồng phổi chứa nhiều dung lượng hơi nhiều. Bạn cũng phải tập cách đừng phải thở hổn hễn, vì bạn sẽ phải tập những bài tập cao hơn, những đoạn nhạc cần lấy hơi thở sâu trong giữa câu nhạc, mà không bị gián đọan, bạn phải im lặng, hít nhanh giữ hơi nén trong cổ.
Tập hít, thở, giữ hơi thở, để không tống một lượng hơi ra quá nhiều, có lẽ khó cho người mới bắt đầu, bạn kiên nhẫn, nỗ lực và vấn đề chỉ là thời gian, nhìn lại, bạn lại thấy đã vượt qua cái khó khăn ban đầu. Nghỉ xa hơn nữa, bạn có thể lạc quan, bởi tâm lý con người khuynh hướng kỳ lạ, và nếu có ai nghĩ rằng, có người làm được việc đó, thì mình cũng làm được.Tin tưởng rằng tập lối giữ hơi, bạn có thể chơi hết được câu cuối của bài nhạc
Căn bản, hít một hơi thở sâu, trước khi chơi, hoặc đến những đoạn nhạc nghỉ, bạn cũng bắt đầu hít hơi đầy buồng phổi, rồi giữ lại, chuẩn bị sẵn sàng ngay khi vô câu nhạc, và trong khoảnh khắc giữ hơi, bạn có đủ năng lượng không khí trong lồng ngực.
Đôi khi có những đọan nhạc bạn từ tốn lấy hơi, nhưng thường xuyên bạn phải lẹ làng hít hơi thật nhanh, để tránh không bị hụt hơi . Bởi vì, có những đọan nhạc độc tấu cho người chơi sáo với tốc độ nhanh, chạy ngón, hơi thở không đủ, cũng làm gián đọan với giàn nhạc. Kiểm tra hơi thở, khi chơi những đọan nhạc có nốt cao, thư giãn bắp thịt vùng cổ họng. Bạn cũng có thể tập thêm 1 kỹ thụât hít hơi khác, trong khi thổi, lấy hơi thật nhanh, và cũng ếm hơi ở cổ , nhưng ở những đọan nhạc không thấy bị gãy khúc, cách hít hơi nầy tạm thời, ngắn, khi câu nhạc chuyển đổi và phải thổi nhiều đọan nhạc đánh lưỡi kép liên tục, với cách nầy, là bạn lồng những hơi thở cực nhỏ nhiều lần, mà không thấy câu nhạc bị gãy.
Lấy hơi khi thổi, đòi hỏi bạn có kinh nghiệm, lanh lẹ và có chuẩn bị . Đây cũng là hành trình của bạn, từ lúc mới bắt đầu tập luyện, cho đến khi đã thổi khá , thông thường kiểm tra lại bài nhạc mình sẽ chơi , để thấy đoạn nhạc nào để lấy hơi , đoạn nào cần phải thở sâu và hít hơi nhanh. Trẻ em bắt đầu tập sáo , thường thì hơi thở không đủ, hay ngắt chừng giữa giòng nhạc, đó cũng là kinh nghiệm cho bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét