Tìm kiếm Blog này

Bài đăng phổ biến

Học Thổi Sáo

Bài viết này sẽ tổng hợp đầy đủ các nội dung để các newbie có thể chọn sáo, cầm sáo và thổi được những giai điệu đầu tiên thật mượt mà.

1.Đầu tiên là Cách chọn ống sáo sao cho phù hợp


Chọn một ống sáo tốt để dùng rất quan trọng đối với người mới học thổi sáo, vì các âm thanh của ống sáo không chính xác sẽ ảnh hưởng không tốt đến tai nghe và việc luyện tập kỹ thuật sau này.

Khi mua một ống sáo cần phải chọn cẩn thận theo các tiêu chuẩn sau đây:

- So sánh đường kính của ống sáo: hai ống sáo có chiều dài và độ dày bằng nhau nhưng đường kính khác nhau thì ống nào có đường kính lớn hơn, tiếng sáo phát ra sẽ trầm hơn.

- So sánh chiều dài của ống sáo: nếu hai ống sáo có đường kính bằng nhau, độ dày của ống bằng nhau nhưng chiều dài khác nhau thì ống sáo nào dài hơn sẽ phát ra tiếng trầm hơn.

- So sánh độ dày của ống sáo: hai ống sáo có đường kính và chiều dài bằng nhau nhưng độ dày khác nhau thì ống nào có độ dày hơn sẽ phát ra tiếng trầm hơn.

Sáo ta đang học là sáo ngang. Gọi là sáo ngang để phân biệt với ống tiêu thổi dọc. Sáo là nhạc cụ thuộc bộ Hơi (Khèn, Sáo, Quyển, Kèn lá, Kèn bầu, Kèn Saxo, Clarinette, Trombone, Cors, Trompette...)

Trong giai đoạn đầu tập sáo, bạn nên chọn loại sáo có chất lượng vừa phải (giá cả mềm một tí) và chọn một số âm trầm để dễ thổi hơn. Sau một thời gian tập sáo và đã quen với sáo, bạn sẽ chọn được cho mình một tone phù hợp để chọn sáo phù hợp với mình hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm cách chọn sáo phù hợp với mình trong bài viết: Phương pháp chọn một cây sáo tốt cho người mới tập

2. Tư thế cầm và thổi sáo đúng



Cầm sáo tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi bạn phải luyện tập khá nhiều đấy. Trong giai đoạn đầu tập sáo, để cầm sáo đúng đôi lúc sẽ khiến bạn hơi đau tay và thấy ngược ngược. Nhưng không sao, mọi thứ dần rồi sẽ quen nhanh thôi.

Để tiếng sáo thổi ra không nghe tiếng "phù phù" phải để ý đến hai bộ phận: môi và 6 ngón tay.

Bốn ngón (2 ngón út, 2 ngón cái) giữ ống sáo, sao cho ống sáo nằm vững khi 6 ngón kia cùng mở một lúc.

Dùng lưỡi thấm nước bọt cho ướt môi. Đặt lỗ sáo vào giữa khe môi dưới và môi trên, lấy môi dưới làm điểm tựa, xoay ra ngoài một góc khoảng 90 độ. Mím môi (môi sát với răng) và thổi.


- Đừng nghĩ thổi mạnh sẽ kêu. Thông thường chúng ta sử dụng 5 làn hơi:

+ Rất nhẹ: khoan thai, dịu dàng nhưng đủ nghe
+ Nhẹ: thổi các âm thấp và bình thường
+ Mạnh: thổi các âm nằm trên bát độ như: đô2, rê2...
+ Rất mạnh: thể hiện các nốt cao như đô3, rê3...
+ Hơi nén: kỹ thuật diễn tấu

- Cố gắng kết hợp lối mím môi với ngón tay để tạo ra tiếng sáo trong và rõ ràng, thường thì tập các nốt căn bản trước cùng với tập lấy hơi





Đến đây, bạn có thể chạy gam (thổi từ nốt thấp đến nốt cao rồi ngược lại) như dòng nhạc sau:



Tập thổi đoạn này nhiều lần; trước chậm, sau nhanh dần đến khi không vấp không lộn là được


* Chú ý: Tránh gục đầu khi thổi sáo vì rất có hại cho sức khỏe nhất là khi thổi những bài kỹ thuật khó cần lấy hơi liên tục. Khi bấm nốt nào đó mà thổi không ra tiếng thì chuyển sang thổi nốt khác. Ngón tay để hờ trên miệng lỗ, không được giơ cao. Phải thổi hết một hơi cho mỗi âm, càng dài càng tốt.

3. Cách lấy hơi:

Hơi thở được thực hiện chủ yếu từ cơ hoành. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Tập thở cho người mới học sáo

Để tìm cơ hoành của bạn, khi bạn hít đầy không khí ép xuống bao tử , sau đó ép bụng như là cách bạn thở ra . Các cơ bắp đó là cơ hoành, vì nó cho phép luồng hơi di chuyển qua phổi xuống bụng trên, sau đó ép không khí ra khỏi chúng từ bụng.

Lúc nào cũng thổi hơi thở ra từ bụng (phiá bao tử) ,mỗi một note nhạc hoặc từ một dãy note với nhau,bắt đầu note nhạc với đánh lưỡi nhẹ chữ ”t”. Thực tập mỗi một note bạn thổi ra cho dài và đều . Khi âm phát ra phải vững và chắc

Ngoài ra bạn có thể tập hít đất hay ngồi thiền để hơi thở được mạnh hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét